Trong phong thủy, cầu thang là nơi dẫn nguồn sinh khí trong nhà nên khi thiết kế cần đặc biệt chú ý về kết cấu và số bậc cầu thang. Khi tính số bậc cầu thang, người ta thường tính theo quy luật “sinh – lão – bệnh – tử”. Vậy bạn đã biết cách tính bậc thang theo sinh lão bệnh tử chưa? Cùng tham khảo bài viết này!
1. Chia bậc thang theo phong thủy có thật sự quan trọng không?
Dẫu biết rằng thiết kế cầu thang là dựa vào yếu tố kiến trúc và kỹ thuật. Tuy nhiên thì kiến trúc và phong thủy có mối quan hệ gắn chặt với nhau và chúng ta nên đưa ra một phương án để hài hòa cả hai yếu tố này lại với nhau.
Cầu thang là “dòng chảy” của nguồn năng lượng và sinh khí lưu thông trong nhà. Theo nghiên cứu khoa học, số lượng bậc cầu thang ảnh hưởng đến sức khỏe và nhịp tim của người thường xuyên lên xuống cầu thang. Ví dụ như trong bản vẽ nhà 2 hoặc 3 tầng thì kiến trúc sư sẽ lưu ý điều này khi thiết kế cho các gia đình. Đặc biệt, gia đình có người lớn tuổi.
Như vậy thì rõ ràng số bậc cầu thang không chỉ ảnh hưởng đến phong thủy, sinh khí trong gia đình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ. Chính vì thế, trước khi làm cầu thang gia chủ hãy tìm cách tính bậc thang theo sinh lão bệnh tử
2. Cách tính bậc thang theo sinh lão bệnh tử
Cách chia cầu thang được nhiều người áp dụng đó là cách tính bậc thang theo sinh lão bệnh tử . Vậy cách chia bậc cầu thang theo phong thủy này dựa vào cơ sở nào ?
Kích thước cầu thang hợp phong thủy
Chiều rộng bậc thang: tối thiểu là 25cm và tối đa là 30cm
Độ dốc cầu thang: độ dốc đạt chuẩn là 33-26 độ
Độ cao bậc thang: độ cao tiêu chuẩn là 15-18 cm
Chiều cao lan can: tùy thuộc vào thiết kế, tuy nhiên không thấp hơn 90cm
Số bậc cầu thang theo sinh lão bệnh tử
Phải hiểu được ý nghĩa của quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử thì bạn mới có thể căn cứ vào đó để chia bậc cầu thang theo phong thủy:
Sinh: Là khởi phát cho sự sống mới, mang ý nghĩa dồi dào năng lượng tích cực.
Lão: Đây là thời kỳ mà ai cũng phải trải qua – tuổi già. Lão mang ý nghĩa héo úa, năng lượng cạn kiệt.
Bệnh: Bệnh tật, bệnh là biểu trưng cho những thứ không may mắn.
Tử: Đây là thời điểm chấm dứt cuộc đời, có nghĩa là sự chết chóc, u ám.
Đây là 4 giai đoạn của một đời người. Sau khi kết thúc, nó lại tiếp tục quay lại vòng Sinh – Lão – Bệnh – Tử tiếp theo. Trong 4 giai đoạn này thì chỉ có giai đoạn Sinh là được mong đợi. Bởi lẽ, đó là sự khởi sắc, năng lượng dồi dào tích cực nhất. Chính vì thế, bất cứ gia chủ nào khi thiết kế bậc cầu thang cũng mong muốn bậc cuối cùng của cầu thang cũng rơi vào cung “sinh”. Vậy nên, cách chia số bậc cầu thang theo phong thủy bạn nên tuân thủ nguyên tắc sau:
Số bậc cầu thang được tính từ bước chân đầu tiên ở bậc đầu tiên cho đến bậc cuối cùng:
- Bước thứ nhất: Sinh
- Bước thứ hai: Lão
- Bước thứ ba: Bệnh
- Bước thứ tư: Tử
- Bước thứ năm: Sinh
- Bước thứ sáu: Lão
- Bước thứ bảy: Bệnh
- …
Như vậy, chúng ta có công thức về cách chia bậc cầu thang theo phong thủy như sau: số bậc cầu thang tương ứng với các số lẻ và được khái quát theo công thức: 4n+1 (trong đó “n” là số lần chu kỳ lặp lại).
Cách chia này được sử dụng rộng rãi và phổ biến khi thiết kế các nhà cao tầng.
Ví dụ: Thiết kế cầu thang cho ngôi nhà 2 tầng, có nghĩa là phải đóng 1 bộ cầu thang, muốn bậc cầu thang cuối cùng rơi vào cung “Sinh” thì tính toán như sau:
Bạn dự định khoảng cách từ điểm đầu đến điểm cuối là 5 chu kỳ (Sinh – Lão – Bệnh – Tử) thì áp dụng công thức để tính số bậc:
Số bậc = 4*5 + 1 = 21 bậc.
Như vậy, chắc chắn là bậc cuối cùng thứ 21 này sẽ rơi vào cung Sinh.
Xem thêm: Top 3 mẫu tủ bếp đẹp, hiện đại được lựa chọn nhiều nhất năm 2021
3. Những lưu ý cần biết thêm khi thiết kế cầu thang
Khi thiết kế cầu thang, gia chủ cần lưu ý những điều sau đây:
- Không thiết kế đối diện với cửa cổng, cửa chính của nhà. Như vậy dễ để người ngoài để ý (nguy cơ mất cắp cao).
- Không nên để đối diện với phòng tắm, phòng ngủ. Bởi đây là những nơi cần sự riêng tư.
- Không nên đặt ở trung tâm của ngôi nhà. Bởi lẽ, nếu thiết kế như thế sẽ tốt diện tích, làm căn nhà trở nên chật chội.
- Khi thiết kế, trang trí cầu thang không nên sử dụng các gam màu đỏ. Bởi gam màu này sẽ dễ gây cảm giác tức mắt, nguy hiểm cho người lên xuống.
Đối với những ngôi nhà được thiết kế từ rất lâu hoặc do không biết nên đã phạm phải những điều cấm kỵ trong phong thủy thì bạn nên sử dụng những vật dụng trang trí để tạo sự cân bằng về mặt năng lượng. Ví dụ như một chiếc chuông gió, đèn lồng treo trước cửa chính của ngôi nhà, 5 lá bùa đặt dưới gầm cầu thang… chúng đều có thể hóa giải những sát khí do thiết kế cầu thang sai cách mang lại, thu hút năng lượng tích cực, xua đuổi ám khí xấu để gia chủ luôn được khỏe mạnh và may mắn…
Hi vọng những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn biết cách tính số bậc thang theo phong thủy để mang tới cho gia chủ nhiều lộc tài may mắn.
Bạn có thể ghé thăm showroom của giàn phơi Takashi tại: 50/21 Đường Đông Thắng – Đông Ngạc – Bắc Từ Liêm – Hà Nội.